Các bênh của cây gừng là gì?

Posted by Unknown on Tuesday, May 3, 2016

Nhiều người thắc mắc Các bênh của cây gừng là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Các bênh của cây gừng là gì?

Sâu hại:

Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là: Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng nhưng rất ít xảy ra ngoài sâu đục thân.

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất gừng.
Các bênh của cây gừng là gì?

Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan, Kinalux,…
Lưu ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1-2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

Bệnh cháy lá

Tác nhân gây bệnh là nấm Pyricularia grisea thường gây hại nặng trong những ngày có ẩm độ cao, ít nắng có nhiều sương mù và kéo dài.

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh là những vết có hình thoi màu trắng xám, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại làm cháy cả lá. Bệnh nặng làm các lá bị cháy cây còi cọc phát triển kém giảm năng suất, đôi khi bệnh làm cháy rụi cả bụi gừng.

Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, gom những cây bị bệnh đem chôn.

– Chọn giống sạch bệnh.

– Trồng với mật độ vừa phải, không nên trồng qúa dày, bón thêm tro trấu hoặc phân kali cho ruộng gừng khi bị bệnh.

– Thăm ruộng thường xuyên. Nếu phát hiện trên lá có đốm bệnh, nên ngắt bỏ để hạn chế lây lan.

– Phun một trong các loại thuốc sau Fuji-one 40 EC, Rovral 50 WP, Kasuracide (kasai) 21,2 WP, Racide 30 WP, với liều lượng 10-25 cc(g)/10 lít, phun 7-10 ngày/lần.

 Bệnh thán thư trên gừng

Tác nhân: do nấm Colletotrichum sp gây hại

Triệu chứng: Vết bệnh có màu vàng lan từ mép lá vào trong làm khô lõm lá

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độcao , mùa nắng bệnh ít gây hại hơn .

Biện pháp phòng trừ:

– Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan.

– Bón phân cân đối , nhất là tránh bón thừa đạm.

– Khi trời ẩm ướt, sương mù nhiều nên phun thuốc hóa học ngừa hoặc phun khi bệnh mới chớm. Một số thuốc hiệu quả với bệnh thán thư : Antracol 70WP, Amistar 250SC, Manage 15WP, Mataxyl 500WP,….

Bệnh mốc sương

Tác nhân: do nấm Phytophthora infestens gây hại

Triệu chứng:

Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.

Vết bệnh xuất hiện ở chóp lá màu vàng như úng nước, mặt dưới lá sũng nước màu vàng tươi

Biện pháp phòng trừ: Phun Ridomil Gold, Copper Zinc theo khuyến cáo

Bệnh thối củ:

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước, củ và thân cây gừng bị bệnh gây và lây lan rất nhanh qua vết thương do cơ học hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng. Bệnh thối củ có hai loại là Bệnh Thối khô và Bệnh Thối nhũn.

Bệnh thối khô củ

– Tác nhân gây bênh: Nấm Rhizotonia solani

Triệu chứng, tác hại

Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn.

– Biện pháp phòng trừ

+ Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch

+ Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải.

+ Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim…

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

– Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng  ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh);

– Không để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nưới tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở chân đất không bị ngập úng;

– Bón lót phân hữu cơ, chế phẩm sinh học Tricô (trong thuốc vi sinh Tricô có chứa nấm Trichoderma, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần thời gian để thích hợp với môi trường trong đất và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng đối kháng với mầm bệnh trong đất);

Bón lót vôi với liều lượng 50-100kg/1.000 m2 để xử lí đất;

Xử lí giống bằng các loại thuốc gốc đồng Score, Phatox với liều lượng thích hợp để diệt mầm bệnh;

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc  Kasuran, Kasumin, Starner,.. kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide,..

– Luân canh cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn.

Bệnh thối vàng và thối nhũn củ
Bệnh có triệu chứng vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm; trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tốp lại có phủ lớp tơ màu trắng.

– Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora và do nấm Fusarium tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.
– Triệu chứng, tác hại:
Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản.

– Biện pháp phòng trừ
+ Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%.
+ Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali.
+ Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran.
Phòng trị: Xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc  Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score,…/.

Cả hai loại nấm này đều tồn tại trên tàn dư cây trồng vụ trước, trong đất và lan truyền từ vụ này qua vụ khác. Bệnh phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 20-30 độ C, ẩm độ cao, ít nắng, ruộng trồng dày, bón nhiều phân đạm. Đất trồng gừng liên tục nhiều năm thường bị bệnh nặng. Các vùng trồng gừng ở Sơn La, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Tiền Giang… cũng thường thấy hiện tượng cháy lá, thối củ. Riêng tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái ít thấy xuất hiện bệnh bởi đó là vùng nguyên liệu được Công ty Việt Tuấn đầu tư và xử lý khá tốt. Gừng trồng trên đất thịt bị hại nặng hơn trên đất cát.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment