Các bệnh của cây đu đủ là gì?
Nhện đỏCả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ từng đám cỡ móng tay hay đồng xu… lá bị vàng, bị khô cháy và rụng.
Hoa bị thui không đậu trái được, trái non có thể bị rụng, Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa, do tốc độ tích luỹ mật số rất nhanh.
Biện pháp phòng trừ:
- Không nên trồng đu đủ quá dày để vườn luôn được thông thoáng.
- Cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu huỷ để diệt nhện.
- Dùng máy bơm nước tưới vườn có áp suất mạnh xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trơi bớt nhện.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Silsau 1.8; 3.6EC, Actimax 50WG, Brightin 1.0;1.8EC, Dầu khoáng,…
Bệnh Đốm vòng (Papaya Ringspot Virus)
Còn gọi là bệnh Đốm hình nhẫn, đây là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ ở nước ta, cùng với bệnh Khảm chúng được coi là một trở ngại lớn nhất cho nghề trồng đu đủ ở nước ta (và cả nhiều nước khác). Có thể nói ở đâu co ùtrồng đu đủ là ở đó có bệnh này. Bệnh do siêu vi trùng Papaya Ringspot Virus gây ra. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá :
Trên lá:ban đầu bệnh là các vết đốm sáng vàng lợt, lá hơi co lại, sau đó vết bệnh phát triển dần thành các đốm vòng tròn (giống như chiếc nhẫn). Ở mặt trên của những lá non, lá đọt vùng mô bị bệnh nhăn phồng, bìa lá non bị cuốn xuống cong vào phía bên trong của mặt dưới lá, bìa lá gìa bị cuốn lên, lá bị khảm và biến dạngNhững cây bị bệnh nặng lá non thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến dạng co quắp.
-Trên trái: lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm thâm xanh sẫm, sau đó phát triển dần thành những đốm vòng tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5-1 phân (giống hình chiếc nhẫn) mầu xanh sẫm Bệnh thường tập trung gây hại nhiều ở phần nửa trái phía sát với cuống. Khi trái gìa chín những vòng tròn trên trái chuyển dần sang mầu vàng sậm và thối ăn sâu vào bên trong thịt trái. Cây bị bệnh ít cho trái, nếu có thì trái cũng rất nhỏ. Do bệnh làm gỉam hàm lượng đường trong trái nên khi chín trái ăn rất lạt.
-Trên thân: (chủ yếu là phần non trên ngọn) và cuống lá, vết bệnh là những sọc ngắn mầu xanh tối đôi khi cũng tạo nên các hình bầu dục .
Siêu vi trùng gây bệnh không tryuền qua hạt giống, chúng lây bằng hai cách: một là do tiếp xúc cơ giới (thông qua các vết thương cơ giới do trong qúa trình canh tác con người vô ý tạo ra, do mưa gió gây sây sát hay do côn trùng hay động vật khác…gây ra). Hai là do côn trùng môi giới, chủ yếu là các lòai rệp thuộc họ Aphididae như Aphis gossipii, Aphis crasivora, đặc biệt là rệp đào (Myzus persicae), loài rệp này cũng thường gây hại nhiều cho các loại rau cải, bầu, bí, mướp, dưa…Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5-6 tháng tuổi trở đi.
Rệp dính: bám và chích hút gây hại trên trái, đọt non, mặt dưới lá.
Phòng trừ: sử dụng thuốc hoá học Dầu khoáng, Regent 800 WP, Confidor 700 WG, Movento 150OD,… Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.
Bệnh Khảm:
Do siêu vi trùng Papaya Mosaic Virus gây ra. Giống như Đốm vòng bệnh Khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Bệnh gây ra hiện tượng khảm trên lá, ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, lá nhỏ lại, biến dạng, số thùy lá gia tăng, nhăn nheo, lá gìa bị rụng nhiều,chỉ chừa lại chùm lá non bị khảm vàng trên ngọn. Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sượng, trên chùm trái thường có một số trái chẩy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc (ảnh III-40j). Trên thân (chủ yếu là phần còn non trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân, cuống lá .
Cũng giống như bệnh Đốm vòng siêu vi trùng gây ra bệnh Khảm cũng không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và qua mối giới truyền bệnh là một số loài rệp thuộc họ Aphididae (như đã nêu ở phần bệnh Đốm vòng).
Cây con mới trồng cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường thấy bệnh xuất hiện và gây hại ở cây 1-2 năm tuổi trở đi.
Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị đối với hai loại bệnh do siêu vi trùng trên đây gây ra cho cây đu đủ, vì thế các bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác hại của bệnh :
-Chọn cây giống khỏe không có triệu chứng đã bị nhiễm hai loại bệnh trên để trồng.
-Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.
-Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.
-Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp…trong vườn đu đu. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.
-Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn .
-Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud…(xử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc) do đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế ngòai việc không được pha thuốc đậm đặc như tập quán bà con ta vẫn thường làm mà chỉ nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát.
Rệp sáp
Phát triển nhiều trong mùa nắng, gây hại ở ngọn thân, lá, trái, bông,… chích hút nhựa cây làm trái kém phát triển, tạo môi trường nấm bồ hống tấn công.
Phòng trừ:
- Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như sua đũa, bình bát…
- Dùng máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xoáy vào những chổ bị rệp bám sẽ rửa trôi bớt rệp.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, đốt bỏ, tiêu huỷ lá già, lá bị hại.
- Khi mật số rệp cao, nấm bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi bồ hóng và rệp. Sau đó dùng thuốc trừ sâu có tác dụng nội hấp mạnh hoặc thấm sâu như: Maxfos 50EC, Applaud 10WP, Dầu khoáng,...
Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.
{ 0 comments... read them below or add one }
Post a Comment