Các bệnh của cây vải là gì?

Posted by Unknown on Wednesday, May 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Các bệnh của cây vải là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Các bệnh của cây vải là gì?

Bọ xít nâu

Phòng trừ bọ xít nâu có 2 giai đoạn quan trọng:

- Trong tháng 8,9 nếu phát hiện nhiều bọ xít cần phòng trừ. Có thể vợt, rung bắt tiêu huỷ hoặc phun thuốc hoá học. Tác dụng đợt phòng trừ này sẽ giảm mật độ bọ xít non vụ xuân tháng 2,3.

- Ngắt ổ trứng bọ xít vụ xuân tháng 2,3.

- Khi trên chùm hoa và quả non cuối tháng 3,4 có mật độ bọ xít non ≥ 2 con/chùm hoa cần phun thuốc hoá học.

- Thuốc hoá học phun trừ bọ xít hiệu quả cao và thông dụng nhất hiện nay là thuốc Sherpa 25 EC,40 EC.
Các bệnh của cây vải là gì?

Trừ sâu đục cuống quả

Sâu đục cuống quả vừa gây thiệt hại năng suất vừa giảm phẩm chất của quả.. Bướm, trứng và sâu non rất nhỏ, phát hiện khó nên phòng trừ chủ yếu là sử dụng thuốc hoá học. Hiện nay hầu hết nông dân đều sử dụng phương thức phun thuốc định kỳ để phòng trừ sâu đục quả và thường phải phun 3,4 lần thuốc mới hạn chế thiệt hại. Do đó chi phí rất cao. Ngược lại nếu không phòng trừ, tỉ lệ quả bị hại có thể tới 70-80%.

- Bướm sâu đục quả thường rộ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Thời gian từ đẻ trứng đến trứng nở là 7-10 ngày. Thời điểm phun thuốc là khi trứng nở, điểm này rất khó xác định vì trứng và sâu non rất nhỏ. Vậy, tốt nhất là phun thuốc trừ sâu đục quả vải khi hạt vải chuyển từ màu xanh sang nâu, hoặc trước khi thu hoạch vải 1 tháng. Thuốc hoá học phun trừ sâu đục quả có thể dùng Sherpa 25EC, Regent 5 SC, Padan 95SP nồng độ 1/1000, Pegasus 500ND nồng độ 1/800.

Lưu ý khi phun thuốc nên sử dụng bình phun có áp suất lớn, phun từ trong tán phun ra và chụp từ ngoài tán vào thì hiệu quả phòng trừ đạt cao hơn. Phải bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch theo khuyến cáo trên bao bì của sản phẩm.

Phòng trừ bệnh chết rũ cây

Bệnh chết rũ cây do một nhóm nấm gây bệnh trong đất như Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia, Fusarium...Triệu chứng của bệnh là cây dừng sinh trưởng, lá chuyển từ xanh sang xanh nhạt, rồi vàng. Nấm gây bệnh tồn tại trong đất có liên quan rất nhiều đến chế độ nước, phân bón và đất. Vì vậy biện pháp phòng trừ bệnh cần quan tâm là:

- Xây dựng hệ thống tưới tiêu thoát nước tốt.

- Bón phân cân đối hợp lí, chú trọng bón phân hữu cơ.

- Đốn đau cây, kết hợp bón phân chuồng ủ mục trộn với chế phẩm Trichodecma hoặc vôi bột, rải đều lấp đất nhẹ, tưới dung dịch Boóc đô 5%, hay Sulphat Cu 2%.

Để hạn chế sâu bệnh hại vải bà con nông dân cấn thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ tổng hợp:

* Biện pháp canh tác

+ Mật độ : Đối với diện tích đất trung du và đồi dốc mật độ trồng từ 160-170 cây/ha, đất đồng bằng mật độ < 150 cây/ha. Trồng mới nên trồng dày để tạo tán thấp cây tiện lợi cho chăm sóc. 100 cây/ha nơi đất xấu, 280 cây/ha đối với chân đất màu mỡ.

 + Cây giống khoẻ sạch bệnh, chất lượng ngon, không dùng cây bị bệnh làm giống.

 + Tỉa cành, cắt bỏ cành sâu bệnh, vệ sinh vườn được xem là biện pháp canh tác quan trọng nhất trong việc:

- Giảm nguồn sâu bệnh chuyền sang vụ sau.

- Tạo môi trường bất thuận cho sự phát sinh và phát triển các loại sâu bệnh.

- Tạo cho lộc non ra nhanh, lộc to và khoẻ.

Thực hiện đốn tỉa: tháng 8,9 sau khi thu hoạch quả. Cắt bỏ cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh. Tuổi vườn càng cao, cành tỉa nhiều hơn cho vườn thông thoáng.

+ Có hệ thống tưới, tiêu thoát nước chủ động tránh ngập úng khi mưa. Khi bị hạn phải thường xuyên tưới nước nhất là vào giai đoạn nuôi quả. Thực tế cho thấy vườn vải kém thoát nước, thường bị nặng các bệnh sương mai và bệnh chết rũ. Hạn nặng thì thường bị bệnh thán thư, đốm nâu dẫn đến nứt quả khi gặp thời tiết mưa.

+ Sử dụng phân bón và bón phân hợp lí.

- Nên sử dụng phân chuồng hoai mục để bón bổ sung cho vải hàng năm vào 2 đợt: đợt 1 tháng 9 sau đốn tỉa cành để thúc ra lộc thu, đợt 2 đầu tháng 4 thúc quả.

- Phân vô cơ NPK chỉ nên bón 2 đợt: tháng 2 thúc hoa, cuối tháng 4 thúc quả, lượng bón tuỳ tuổi cây trung bình cây 5-10 tuổi, số lượng phân bón cho một cây/năm: Ure 1 kg, Lân supe 1,5 kg, kaliclorua 1,5 kg.

- Không nên sử dụng phân đạm riêng rẽ để bón thúc quả ở giai đoạn quả đang phát triển (từ cuối tháng 4 trở đi) để tránh gây nứt quả.

*Biện pháp thủ công

- Ngắt ổ trứng, thu gom bọ xít trưởng thành bằng cách rung cây khi bọ xít qua đông rồi mang tiêu huỷ.

- Cắt bỏ lộc đông, lộc xuân khi thấy xuất hiện nhện lông nhung sẽ có tác dụng hạn chế sự gia tăng quần thể nhện.

* Biện pháp sinh học

- Sử dụng bẫy Pheromon (mỗi ha đặt 5-10 cái) từ cuối tháng 4-5, có tác dụng dự báo thời gian phòng trừ sâu đục quả tốt.

- Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ bón xung quanh tán cây để hạn chế sự gây hại của một số nấm tồn tại trong đất gây chết rũ cây vải.

* Biện pháp hoá học

Khi sâu bệnh phát sinh, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi chúng sẽ phát triển nhanh chóng. Nên biện pháp hoá học luôn là biện pháp cần thiết và quan trọng. Bà con khi sử dụng cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng( đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng, đúng cách).

Phòng trừ bệnh thán thư (gây hiện tượng chàm, thối quả).

Bệnh làm giảm mẫu mã quả. Bệnh nặng quả vải không chín hoàn toàn. Bệnh thán thư thường xuất hiện đầu tiên cuối tháng 4 sau khi quả non hình thành 10-15 ngày. Bệnh phát triển mạnh từ giữa tháng 5 khi thời tiết nóng ẩm có mưa rào và kéo dài đến khi thu hoạch quả. Thời điểm phun thuốc thích hợp khi bệnh xuất hiện với tỉ lệ bệnh < 5%.

Để phòng và trừ bệnh hiệu quả cần chú ý các biện pháp sau:

- Tỉa cành, vệ sinh vườn cho thông thoáng.

- Bón phân cân đối hợp lí, tuyệt đối không bón phân đạm vào thời kỳ quả lớn.

- Đủ nước, không để bị hạn vào giai đoan quả phát triển.

Thuốc hoá học phòng trừ bệnh: Bavistin 50 Fl, Anvil, Topsin M là những thuốc phun trừ bệnh hiệu quả.

Nhện lông nhung:

 Triệu chứng: quan sát lá non vào buổi sáng, nếu lá co lại uốn cong xuống, mặt dưới lá xuất hiện lớp lông mịn màu trắng đó là nhện lông nhung đã phát sinh.

Phòng trừ:

- Cần cắt bỏ hoặc phun hoá chất huỷ lộc đông, để cắt nguồn thức ăn, cắt đứt chuyển lứa qua vụ xuân năm sau, giảm mật độ nhện phát sinh trên hoa và quả non.
- Cuối tháng 2 đầu tháng 3 kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện có nhện thì phải tiến hành sử dụng thuốc đặc trị phun cho nhện như Pegasus 500 SC, Ortus 5SC, Comite.

Phòng trừ bệnh sương mai.

Bệnh sương mai trên vải cũng là một bệnh phổ biến. Bệnh phát sinh cả trên lộc, trên hoa, quả non và gây hại nhất ở giai đoạn quả chín từ cuối tháng 6. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là bào tử nấm có trong đất lưu lại từ các tàn dư vụ trước.

Các biện pháp phòng bệnh quan trọng là:

- Vệ sinh vườn: tỉa cành đầu vụ, thu gom tàn dư vụ trước tiêu huỷ sạch.

- Xây dựng hệ thống tiêu thoát nước tốt.

- Phòng trừ bệnh bằng thuốc hoá học chỉ tập trung vào giai đoạn quả vải chín Cần thường xuyên kiểm tra vườn nhất là khi thời tiết có nhiều mưa. Chú ý đến những chùm quả dưới gốc khuất trong tán cây và sát dưới đất. Bộ phận này bệnh thường xuất hiện trước rồi mới lây lan lên cao.

Thuốc Ridomil Gold 68 WP, Ridomil MZ 72 WP là thuốc đặc trị phun trừ bệnh hiệu quả nhất. Nếu bệnh nặng cần phun 2 lần cách nhau 7 ngày.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment