Các bệnh của cây ngô là gì?
Bệnh virus khảm lá ngô
+ Tác nhân gay hại do virus (Maize mosaic virus)
+ Triệu chứng : Lúc đầu vết bệnh là những chấm xanh vàng nhỏ li ti không đặc trưng và các sọc trên lá cây, các chấm này sắp xếp lộn xộn thành từng đám ở mút mép lá hoặc 1/3 lá trở đi. Về sau các chấm xanh vàng phát triển to hơn, kéo dài, lan rộng và có sự liên kết với nhau gây ra hiện tượng biến vàng từng đám loang lổ, đám xanh đậm, đám xanh vàng.
+ Cách đánh giá: Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh
+ Biện pháp phòng trừ:
- Thu dọn sạch tàn dư cây trồng bị bệnh.
- Diệt trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.
- Sử dụng 1 số biện pháp canh tác:
- Chọn cây sạch bệnh để lấy hạt làm giống, trồng giống ngô ít bị bệnh virus, ít mẫn cảm với bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng. Trước khi trồng ngô cần làm sạch cỏ trên đồng ruộng và xung quanh bờ để tránh môi giới truyền bệnh.
- Trồng ngô với mật độ vừa phải và tỉa cây sớm để tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô.
- Xen canh, luân canh với những cây không phải là ký chủ của bệnh virus ngô như: đậu đỗ, cây họ cà, lạc, vừng …
Bệnh khô vằn hại ngô
+ Tác nhân gây bệnh do Rhizoctonia solani f. sp. sasakii hoặc Rhizoctonia solani Kiihn
+ Triệu chứng : Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô, tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây.
+ Cách đánh giá: Tỷ lệ cây bị bệnh(%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100
+ Biện pháp phòng trừ:
- Chọn trồng những giống ngô ít nhiễm bệnh.
- Gieo đúng thời vụ với mật độ trồng vừa phải không quá dày, tránh úng đọng nước.
- Vệ sinh đồng ruộng tiêu huỷ thu dọn tàn dư cây bệnh sau thu hoạch, làm đất, ngâm nước diệt trừ hạch nấm.
- Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc: Validacin 5SL (1.5l/ha), Tilt super 300ND-0.1% (0.4l/ha) , Bavistir 50WP, Difolatan 80WP...
Bệnh đốm lá lớn
+ Tác nhân gây hại do Helminthoprium turcicum
+ Triệu chứng: Vết bệnh dài có dạng sọc hình thoi không đều, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Kích thước vết bệnh lớn 16-25 x2-4mm, có khi vết bệnh kéo dài tới 5-10cm, nhiều vết bệnh có thể liên kết nối tiếp với nhau làm cho lá dễ khô táp, rách tươm ở đoạn chóp lá. Bệnh thường xuất hiện ở những lá già phía dưới sau đó lan dần lên phía trên.
+ Cách đánh giá: Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh
0 Không bị bệnh
1 Rất nhẹ (1-10%).
2 Nhiễm nhẹ (11-25%).
3 Nhiễm vừa ( 26- 50%).
4 Nhiễm nặng (51-75%)
5 Nhiễm rất nặng (>75%)
+ Biện pháp phòng trừ:
- Hạt thu hoạch làm giống cần phơi khô, trước khi gieo hạt có thể xử lý bằng thuốc trừ nấm:Carbendazin, Thiram...
- Đất trồng ngô không cày bừa kỹ, vùi tàn dư thân lá bị bệnh xuống lớp đất sâu hoặc thu gom lại để đốt diệt nguồn bệnh.
- Bón phân NPK đầy đủ, cân đối, giữ ẩm tốt để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu tốt với nấm bệnh.
- Phun thuốc phòng trừ bệnh như Boocdo, Tilt 250EC, Benlat C- 50WP, Dithale M45-80WP lúc cây 3-4 lá, 7-8 lá và trước trỗ cờ
Bệnh phấn đen hại ngô
+ Tác nhân gây hai do Ustilago zeae Ung
+ Triệu chứng: Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như: thân, lá, bẹ lá, cờ, bắp, thậm chí có khi hại cả rễ khí sinh trên mặt đất. Đặc trưng điển hình của vết bệnh là tạo thành các u sưng nên còn gọi là ung thư ngô
+ Cách đánh giá: Tỷ lệ cây bị bệnh(%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100
+ Biện pháp phòng trừ:
- Thu dọn sạch các bộ phận cây bị bệnh trên đồng ruộng. Làm vệ sinh sạch sẽ ruộng ngô, nhất là ở những vùng đã bị bệnh nhiều năm để tiêu huỷ nguồn bệnh ở dạng bào tử hậu trong các u vết bệnh trên lá, thân, bắp. Sau đó cày bừa kỹ đất. Ngâm nước hoặc để đất ướt cho bào tử chóng mất sức nảy mầm.
- Hạt để giống lấy ở ruộng không bị bệnh, ở các ruộng ngô để giống nếu chớm có bệnh cần sớm ngắt bỏ các bộ phận có u sưng chưa vỡ ra đem đốt, rồi phun dung dịch 1-2% TMTD hoặc một số thuốc như Bayleton 25WP (0,4- 0,5 kg/ha); Dithan M45,80WP (1,5-2 kg/ha); Score 250ND (0,3-0,5 lit/ha)... 7-10 ngày trước và sau khi trỗ cờ. Phun thuốc phòng trừ sâu hại lá, thân, bắp.
- Hạt giống xử lý bằng Bayfidan 10-15 g a.i/tạ hạt hoặc TMTD 0,3 kg/tạ hạt.
Bênh gỉ sắt hại ngô
+ Tác nhân gây hai do Puccinia maydis Ber
+ Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, có khi ở bẹ và áo bắp. Vét bệnh lúc đầu rất nhỏ, chỉ là một chấm vàng trong, xếp không có trật tự, khó phát hiện, nhưng về sau to dần, vết vàng nhạt tạo ra các đốm nổi.
+ Cách đánh giá Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh
+ Biện pháp phòng trừ:
- Dọn sạch tàn dư lá bệnh, cày bừa kỹ để tiêu diệt nguồn bệnh ở đất.
- Xử lý hạt giống bằng TMTD 3kg/tấn, Bayphidan 10-15gam a.i/tạ hạt để tiêu diệt bào tử hạ bám dính trên hạt khi thu hoạch.
- Tăng cường các biện pháp thâm canh kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt, tăng sức chống bệnhvà hạn chế tác hại do bệnh gây ra.
- Khi bệnh xuất hiện sớm lúc ngô 5-6 lá, mà bệnh đốm lá cũng đồng thời xuất hiện cùng phá hoại thì có thể phun thuốc Bayphidan 15WP (=Samet 15WP) 250g a.i/ha, Tilt 250 EC (0.3-0.5 lít/ha); Bayleton 25 EC(WP) 0.5-1kh/ha.
Bệnh đốm lá nhỏ
+ Tác nhân gây bệnh do Helminthosporium maydis hay Bipolaris maydis
+ Triệu chứng: Vết bệnh nhỏ như mũi kim hơi vàng sau đó lớn rộng ra thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, kích thước vết bệnh khoảng 5-6 x 1.5mm, màu nâu hoặc xám có vièn nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Bệnh hại ở lá, bẹ lá, hạt, bệnh phát sinh khi ngô được 2-3 lá.
+ Cách đánh giá: Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh
0 Không bị bệnh
1 Rất nhẹ (1-10%).
2 Nhiễm nhẹ (11-25%).
3 Nhiễm vừa ( 26- 50%).
4 Nhiễm nặng (51-75%)
5 Nhiễm rất nặng (>75%)
+ Biện pháp phòng trừ:
- Hạt thu hoạch làm giống cần phơi khô, trước khi gieo hạt có thể xử lý bằng thuốc trừ nấm:Carbendazin, Thiram...
- Đất trồng ngô không cày bừa kỹ, vùi tàn dư thân lá bị bệnh xuống lớp đất sâu hoặc thu gom lại để đốt diệt nguồn bệnh.
- Bón phân NPK đầy đủ, cân đối, giữ ẩm tốt để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu tốt với nấm bệnh.
- Phun thuốc phòng trừ bệnh như Boocdo, Tilt 250EC, Benlat C- 50WP, Dithale M45-80WP lúc cây 3-4 lá, 7-8 lá và trước trỗ cờ
{ 0 comments... read them below or add one }
Post a Comment