Các bệnh của cây cao su là gì?
Bệnh phấn trắng lá (Oidium heveae Steinm)Triệu chứng gây hại
-Bệnh phát sinh chủ yếu trên các lá non. Sau khi nấm bệnh tấn công 7-10 ngày, bào tử được hình thành trên vết bệnh có màu trắng ở hai mặt lá, vết bệnh có hình dạng không cố định. Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, cây sinh trưởng kém.
- Hoa bị bệnh thì nhỏ và thối rụng.
- Các giống bị nhiễm bệnh nặng: VM 515, PB235, PB255, RRIV 4, GT 1.
Triệu chứng bệnh phấn trắng
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh của bệnh
- Bệnh phấn trắng cao su do nấm Oidium heveae Steinm gây ra. Ở những vườn cây kiến thiết cơ bản từ 1 đến 5 năm tuổi, nấm thường gây hại trên chồi non và làm chết chồi. Ở những vườn cây đã khai thác, nấm thường xuất hiện trong mùa thay lá, làm rụng lá non và hoa, giảm thời gian thu hoạch, dẫn đến giảm năng suất mủ, sản lượng mủ của cây.
- Nếu bệnh xuất hiện trong thời kỳ cây đang cho khai thác sẽ rất nguy hiểm, vì lúc đó cây cao su sẽ kéo dài thời gian ra lá, cây bị mất sức, bộ lá sẽ lâu ổn định, mở miệng cạo trễ, dẫn đến năng suất sản lượng mủ giảm rất lớn.
Biện pháp phòng trừ
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc:
+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC)
+ Sulfur(Sulox 80WP)
+ Sulfur + Tricyclazole (Vieteam 80WP)
+ Hexaconazole(Anvil 5SC, Hecwin 5SC)
+ Carbendazim (Binhnavil 50SC, Carbenzim 500FL, Nicaben 500WP)
Chú ý: Phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chânchim trên vườn và ngừng khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày vào buổi sáng ít gió.
Bệnh héo đen đầu lá (Colletotrichum gloeosporioides)
Triệu chứng gây hại
Bệnh chủ yếu gây hại trên lá. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu nâu xuất hiện ở mép lá hoặc chóp lá, sau đó vết bệnh lan rộng vào trong phiến lá thành vết đen lớn làm khô một mảng lá. Xung quanh vết bệnh già có quầng đen phân cách rõ rệt với phần mô khỏe.
- Chóp lá bị bệnh héo đen và khô, lá biến vàng, rụng, cây con phát triển chậm.
- Trên chồi non và trái vết bệnh có màu nâu đến nâu đậm gây chết chồi và khô trái.
- Các giống nhiễm bệnh nặng: RRIM 600, GT 1, PB 260, ...
Triệu chứng bệnh héo đen đầu lá
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh của bệnh
Bệnh gây rado nấm Colletotrichum gloeosporioides. Bệnh phân bổ khắp các vùng trồng cao su và tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng thuốc Carbendazim(Carban 50 SC); Hexaconazole + Tricyclazole (Lashsuper 250SC)theo liều lượng khuyến cáo. Chỉ phun trên tán lá non. Chu kỳ phun 7 - 10 ngày/lần.
Bệnh đốm mắt chim (Drechslera heveaePetch)
Triệu chứng gây hại
Vết bệnh đặc trưng như mắt chim, kích thước 1 - 3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài. Trên lá non gây biến dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong suốt giai đoạn sinh trưởng của lá. Bệnh ít khi gây chết toàn bộ cây, nhưng làm giảm sinh trưởng.
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh của bệnh
- Bệnh đốm mắt chim do nấmDrechslera heveaePetch gây hại.
- Bệnh phát tán nhờ gió và nước mưa. NấmDrechslera heveaePetchchỉ gây hại cho cây cao su và chưa có ghi nhận gây hại cho cây khác.
- Bệnh thường phát sinh trên cây trồng hạt và trên cây con khi thời tiết mưa nắng bất thường. Bệnh cũng xảy ra ở vùng đất trũng, đất xấu.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống ít mẫn cảm với bệnh
- Giữ vệ sinh và tạo độ thông thoáng cho vườn trồng.
Hiện tại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ bệnh đốm mắt chim hại cao su. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc phòng trừ có hoạt chất sau: Carbendazim, Hexaconazole, Carbendazim + Hexaconazole để phòng trừ. Chỉ phun trên tán lá non, chu kỳ phun 7 -10 ngày/lần
Bệnh rụng lá mùa mưa và thối trái
Triệu chứng gây hại
- Điển hình của bệnh là trên cuống lá bị rụng có một hoặc nhiều cục mủ trắng hoặc đen, tại trung tâm vết bệnh màu nâu hoặc xám. Đầu cuống lá tiếp xúc với chồi không có mủ và các lá dễ dàng rời ra khi lắc nhẹ, khác với trường hợp lá rụng do gió. Tán lá bị rụng không ra lại mà phải đến mùa ra lá năm sau, làm giảm sản lượng.
- Trên chồi xanh, đốm bệnh hình bầu dục và có màu nâu đen, nếu bị nặng có thể dẫn đến chết chồi.
- Trên trái xanh gần khô, xuất hiện vết thâm màu nâu tại phần dưới của trái sau đó lan rộng toàn bộ. Trái bị bệnh khô lại và treo trên cây với những đám nấm màu trắng, đây là nơi nấm tồn tại qua mùa khô và nguồn bệnh ban đầu.
- Hạt bị nhiễm bệnh không thể nảy mầm.
- Các giống nhiễm bệnh nặng: RRIM 600, GT1, PR 261...
Triệu chứng bệnh rụng lá mùa mưa
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh của bệnh
- Bệnh rụng lá vào mùa mưa và thối trái do nấmPhytophthora botryosaChee và nấmPhytophthora palmivoraBult.
- Vườn cao su gần nguồn nước (ao, hồ, thung lũng…) thường bị bệnh gây hại nặng hơn so với vùng cao ráo.
- Vào thời gian mưa dầm, có sương mù buổi sáng kết hợp với nhiệt độ từ 24-280 C trong khoảng ba ngày, bệnh sẽ xuất hiện nặng trong 5-7 ngày sau đó.
Biện pháp phòng trừ.
- Chọn giống khỏe, sạch bệnh và giống không mẫn cảm với bệnh.
- Giữ vệ sinh vườn sạch sẽ, tạo độ thông thoáng cho vườn cao su và thoát nước tốt.
Bệnh Corynespora (Corynespora cassiicolaBerk. & Curt)
Triệu chứng gây hại
- Bệnh xuất hiện trên lá, cuống lá và cành non với những triệu chứng khác nhau:
- Trên lá: Triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá chạy dọc theo gân lá. Vết lan rộng gây chết từng phần lá, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng cam và rụng từng lá chét một.
- Trên cành non và cuống lá: Vết nứt dọc theo chồi và cuống lá dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, chết cả cây. Trên gỗ có sọc đen, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá có vết nứt màu đen chiều dài 0,5 - 3,0 mm.
- Các giống nhiễm bệnh nặng: RRIC 103, RRIC 104, KRS 21, RRIM 725, FX 25, IAN 873, PPN 2058, PPN 2444 và PPN 2447.
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh của bệnh
- Bệnh rụng láCorynespora do nấmCorynespora cassiicolaBerk. & Curtgây hại.
- Nấm có khả năng tồn tại và phát triển trong phạm vi nhiệt độ lớn, thích hợp nhất ở 26 -300C và ẩm độ bão hòa. Nấm có khả năng gây hại cho cả lá già và non cũng như cuống lá và chồi. Hơn nữa, do xảy ra quanh năm và suốt chu kỳ sống của cây cao su nên có tác hại lớn, nhất là cho các giống tính mẫn cảm.
Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng một trong các loại thuốc sau:
+ Carbendazim + Hexaconazole(Vixazol 275 SC);
+ Carbendazim 125g/l + Hexaconazole 30g/l (Hexado 155SC); Hexaconazole (Chevin 5SC, Hanovil 5SC, Saizole 5SC).
+ Carbendazim (Carbenzim 500 FL, Vicarben 50SC )
Chú ý khi xử lý phun kỹ cả hai mặt lá với chu kỳ 10 – 14 ngày/lần.
{ 0 comments... read them below or add one }
Post a Comment