Các bệnh của cây quất là gì?

Posted by Unknown on Wednesday, May 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Các bệnh của cây quất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Các bệnh của cây quất là gì?

RẦY CHỔNG CÁNH(diaphorina citri Kuwayama).

* Tác hại của rầy chổng cánh

- Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt.

-Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non,làm đọt non bị chết.

* Tập quán sinh song của rầy chổng cánh.

- Gây hại trên tất cả các cây trong họ cam quýt như :

+ cam : cam mật,cam dây…

+ Quýt: Quýt đường , quýt tiều…

+ Bưởi : Bưởi năm roi,Bưởi long,bưởi da xanh …

+ Chanh : chanh giấy , chanh tàu…

+ Các cây cảnh : Nguyệt quới,cằn thăng,kim quýt,quất,phật thủ.

- Nguyệt quới là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.

- Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió

- Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.

- Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.
Các bệnh của cây quất là gì?

 * Thiên địch của rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một so thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa,ong ký sinh và nấm

 * Phòng trừ rầy chổng cánh

- Không nên trồng các cây kiểng họ cam quýt như nguỵêt qưới,cằn thăng,Kim quýt gần vườn cam quýt,nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.

- Nếu có trồng các cây kiểng trên thì phải thường xuyên phun thuốc để trừ rầy nhất là đối với nguyệt quới.

- Trồng cây chắn gió boa chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến,vành đai chắn gió có thể là các loại cây như :dương,bình linh lá.

- Cắt tỉa cành,điều khiển các đợt ra đọt non tập trung,để xịt thuốc trừ rầy.

- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời,nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy đẻ loại trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe.Trước khi hủy,xịt thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.

- Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.

RẦY MỀM (Toxoptera sp)

Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được,co rúm lại,đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.Rầy mềm còn là môi giới truyeền bệnh Tristeza trên cây có múi.

* Phòng trị:Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như :Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít),Polytrin P 440EC(8-15cc/bình 8 lít).

BỆNH LOÉT(Canker)

Do vi khuẩn(Xanthomonas campestris pv.citri)gây hại.Banm đầu lá,trái cành đều bị nhiễm,dễ thấy nhất trên lá và trái.Vết bệnh lúc đầu nhỏ,sũng nước,màu xanh sậm,sau đó biến thành màu nâu nhạt,mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái.chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.

*Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ,tiêu hủy những cành,lá bệnh,vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo công nhân làm vườn.

-Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran BTN(1,5-2%),hoặc Zineb 80 BHN(1/500-1/800)ở giai đoạn cây chờ đâm tượt ra hoa và sau đó khi 2/3 hoa đã rụng cánh và tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi trái chín.

-Xử lý hạt,mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt(nước:5nóng:5 lạnh)trong 20 phút.

NHỆN ĐỎ

Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ,màu nâu,vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại,thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng tuổi,ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám,nên thường gọi là trái da cám,làm giảm giá trị thương phẩm.

*Phòng trị: phun các loại thuốc đặc trị nện đỏ như Bi 58,Danitol.

SÂU VẼ BÙA(Phyllocnistis citrella Stainton)

 Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những dường ngoằn ngoèo.Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm ,quăn queo,hạn chế quang hợp.Ngoài ra,các vết thương do sâu to nên trên lá,chồi to điều kiện cho bệnh loét phát triển.

* Biện pháp phòng trừ:chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt,thúc cho các đợt ra lộc tập trung,chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.

Dùng các loại thuốc nội hấp thư cymbush 8cc/bình 8 lít nước,Bi 58 nồng độ 0,1 %,Lannate 20g/bình 8 lít nước.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment