Các bệnh của cây hồ tiêu là gì?

Posted by Unknown on Tuesday, May 3, 2016

Nhiều người thắc mắc Các bệnh của cây hồ tiêu là gì? bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Đặc điểm sâu bênh ở cây hồ tiêu


  • Rệp sáp hại rễ do rệp sáp Pseudococcus citri
  • Bệnh vàng lá chết chậm (slow wilt disease) do tuyến trùng Radopholus similis và tuyến trùngMeloidogyne incognita kết hợp nấm Fusarium solani
  • Bệnh héo chết nhanh (quick wilt disease) do nấm Phytophthora capsici.
  • Bệnh xoăn lùn (stunted disease) do virus gây ra cũng đang phát triển và gây hại nhanh chóng các vườn tiêu trong các năm gần đây.
  • Nguyên tắc quản lý tổng hợp sâu bệnh hại hồ tiêu
  • Các loại sâu bệnh sinh ra từ đất thường rất khó chữa trị, nhất là đối với tiêu, một loại cây trồng có bộ rễ rất nhạy cảm với sự tấn công của sâu bệnh.
  • Để quản lý sâu bệnh hại trong vườn tiêu có hiệu quả, cần tuân theo các nguyên tắc sau:
  • Giám sát thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời
  • Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện và xác định các vấn đề sâu bệnh ở giai đoạn mới phát triển, đặc biệt xem xét kỹ dây tiêu.
  • Khi thấy các bộ phận của cây tiêu bị bệnh phải tiến hành chữa trị và chuyển các bộ phận bị bệnh nặng ra khỏi đồng ruộng và đốt.

Các bệnh của cây hồ tiêu là gì?

Bệnh do nấm

Ai trồng tiêu mà không sợ bệnh chết nhanh, chết chậm. Nói là chết nhanh chứ biểu hiện cũng rõ ràng cho ta nhận biết. Cách nhận biết như sau: Đầu tiên phải kiểm tra vùng đất canh tác của mình. Thấy có dấu hiệu nhơn nhớt và thúi đất sau một đợt mưa dầm. Vùng đất quá rợp, trũng thấp, đây là điều kiện cho nấm thủy sinh phát triển mạnh. Có bao giờ bà con dùng Trichoderma, hay gọt nấm rơm, nấm mối xong rửa tay chưa? Vùng đất nhơn nhớt đó nó cũng tựa tựa thế. Đây là đặc tính của nấm. Nếu không kịp khơi mương rãnh làm hố rút nước, thì vùng đó thế nào cũng bị đi vài bụi.
Các bệnh của cây hồ tiêu là gì?

Bà con cũng có thể kiểm tra rằng vùng đất đó có nấm Phytophthora hay không bằng cách như sau: Lấy một ít đất vùng đó pha hòa với nước. Để lắng cặn, sau đó rót vào 1 ly nhựa sạch. Sau đó cắt 1 chiếc lá tiêu thành hình tròn gần bằng miệng ly. Để lên trên mặt nước. Nếu có nấm này thì lá tiêu sẽ bị nấm tấn công như thán thư. Bà con có thể thử với 1 ly nước sạch và 1 ly nước vùng tiêu bị chết rũ lá. Ngoài ra cánh một số loại hoa như hoa hồng cũng kiểm tra được. Nấm này nó sẽ làm mất màu hoa rất nhanh. Trồng tiêu nên dùng lá tiêu sẽ hay hơn. Khi nào quen thì việc kiểm tra đất của nhà mình là chuyện quá đơn giản. Nhanh chóng tiện lợi mà còn được uống nước mía nữa. Tôi thường uống nước mía sau đó tận dụng ly nhựa kiểm tra Phytopthora trong đất.

Biểu hiện thứ 2 là đọt lươn sẽ không phát, cùi đọt, rụng đốt. Khi thấy dấu hiệu này bà con nên lưu ý. Không phải tự nhiên cây bị thế đâu. Phạm rễ do phân bón, thối rễ ngập úng, sau đó nấm sẽ xâm nhập vào vết thương.

Bà con có bao giờ thấy mạch gỗ dẫn dinh dưỡng của cây hồ tiêu chưa? Tôi thì tò mò hay nghịch tìm hiểu. Tôi nhận thấy nó là những tấm lá mỏng như lá dừa, xếp chồng lên nhau xoay tròn thành hình trụ. Chia thành khoảng 10 búi như tép bưởi. Vì thế nấm xâm nhập vào làm tổn thương 1 phần là cây tiêu chết ngay. Nó không giống với mạch gỗ của cây. Đặc tính nó là dây leo thân thảo. Do đó bà con cần phải cho nấm có lợi phát triển trước, lúc nào cũng có lính canh có lợi lưu dẫn trong gốc rễ, thân cành lá… nó như là vácxin phòng ngừa vậy.

Ngoài ra bà con thấy với bệnh này nhiều khi vùng rễ vẫn khỏe mạnh. Nhưng phần tiếp giáp giữa mặt đất và cây tiêu. Phần cổ rễ tiêu hay bị thúi. Đó là do sự thẩm thấu, nguyên nhân độ ẩm vườn quá cao. Nấm thủy sinh phát triển thường thẩm thấu từ ngoài biểu bì, sau đó lưu dẫn vào trong thân. Gặp đặc tính mạch dẫn của cây tiêu như tôi mô tả bên trên. Cây tiêu ủ bệnh từ 1 tới 2 tháng sau đó sẽ chết mà ta không hề hay biết. Lúc biểu hiện thành bệnh, có chữa đủ thứ thuốc cũng đã quá muộn màng. Để ngăn ngừa loại này bà con cần quét boócdo cho gốc hoặc các loại thuốc gốc đồng như đồng đỏ… Lúc nào cũng có nấm đối kháng bảo vệ. Nước có tràn mang theo nấm hại xâm nhập vào vùng nhạy cảm này cũng đã được bảo vệ.

Bệnh vàng lá chết chậm

Bệnh rụng lóng chết chậm do nấm Fusarium gây ra. Tôi có mô tả ở phần tiêu tơ. Tuy nhiên ở giai đoạn kinh doanh, biểu hiện bệnh sẽ rõ rệt hơn, quan sát ta có thể nhận diện ra ngay, không bị nhầm lẫn với các loại vàng lá do tuyến trùng hay rệp sáp. Cây sẽ rụng đốt, thối gốc, phần thân dây sẽ nám đen, đôi lúc có xì mủ, lá vàng rụng quan sát sẽ thấy có chấm đen li ti như rỉ sắt. Khi cây đã rụng lóng sẽ rất khó phục hồi. Mặc dù cây sẽ không chết ngay lập tức.

Nó thường xuất hiện đồng thời với bệnh rụng lóng tháo khớp do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Trong đó có một vài dòng vi khuẩn Pseudomonas gây hại cũng làm cây rụng lóng tháo khớp. Đọc tới phần này chắc không ít bạn trẻ thắc mắc. Tôi xin giải thích luôn là Pseudomonas có rất nhiều dòng. Chỉ có một số ít được ứng dụng cho nông nghiệp. Quan sát bệnh rụng lóng tháo khớp cũng rất dễ nhận diện. Đó là ngay các mắt tay ác, các khớp tay sẽ bị thâm đen. Còn lóng thì vẫn hơi xanh đôi lúc vàng vàng.

Các bệnh nấm lá dể nhận biết như: Thán thư, địa y, nấm hồng, rỉ sắt, đốm lá, nấm mạng nhện, nấm mắt cua,… Các loại nấm lá nói chung rất dễ nhận biết và cũng không phải nan y. Các loại thuốc đang bán ngoài thị trường phòng và trị rất hữu hiệu. Vì thế tôi sẽ không đề cập ở đây. Chỉ lưu ý với bà con là nên phòng bệnh lúc bệnh chớm xuất hiện. Chứ để nặng nó sẽ lây lan, trị bệnh rất tốn kém. Khi ngừa chỉ cần một lần nhưng khi trị bệnh bà con nên làm 2 lần cách nhau 15 ngày, nếu nặng có thể là 3 hoặc 4 lần cho tới khi khỏi hẳn. Xịt đúng nồng độ. Chỉ cần phun sương ướt đều 2 mặt lá. Muốn hiệu quả trong mùa mưa thì nên kết hợp chất bám dính sinh học. Chứ xịt nước chảy ròng ròng là không đúng qui cách. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi phun thuốc quá liều. Bà con cần lưu ý.

Khi phòng trừ nấm, bà con hạn chế phối trộn thuốc. Chỉ phối trộn với những gì nhà sản xuất cho phép. Do nó rất dễ phản ứng hóa học. Mặt khác các hoạt chất tôi mô tả bên trên mỗi thứ có 1 công dụng khác nhau. Khi phối trộn cây bị tác động nhiều thứ một lúc sẽ bị sốc thuốc dẫn đến rụng lá.

Một đặc điểm nữa mà bà con không để ý, đó là trong nhiều sản phẩm có hoạt chất giống nhau. Khi phối trộn 2 đến 3 loại cùng một lúc nồng độ dung dịch sẽ tăng lên gấp bội. Như thế rất nguy hiểm. Để hạn chế vấn đề này, bà con có thể luân phiên bằng 2 loại khác nhau. Thời gian cách ly chính là thời gian có thể sử dụng thuốc khác. Có ghi rất rõ trên bao bì của nhà sản xuất.

Bệnh do côn trùng chích hút lá

Đây cũng là một loại bệnh rất đau đầu và gây tranh cãi. Ở đây cái khó không phải là cách phân biệt bệnh, nhận diện bệnh. Quan sát lá phồng rộp, côn trùng chích rụng bông, trứng rầy nhỏ li ti bóp rôm rốp, lá bị chích mất sắc tố, hay co nhúm lại, bọ cánh cứng ăn lá non, rầy nâu, sâu cuộn lá non, trứng rầy bám đọt non, rệp sáp lá, bọ trĩ, rệp muội, nhện đỏ, rầy nâu, bọ xít lưới chích rụng bông… Thấy ai mà không biết là do côn trùng sâu hại phá. Nhìn chung các loại côn trùng này đều trị như nhau. Điều gây tranh cãi ở đây là phương pháp điều trị hay phòng ngừa một cách hiệu quả. Việc đấu tranh gay gắt bảo vệ luận điểm của mình ở đây là dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học hay hóa học.

Bà con cần lưu ý một vài đặc điểm của loại bệnh này, tôi xin chia sẻ như sau: Dịch bệnh bùng phát vào giai đoạn cây nuôi lá non và hình thành hoa. Khi dùng thuốc BVTV dù là sinh học hay hóa học thì phải lưu ý thời tiết. Thời tiết mưa dầm xịt sẽ không hiệu quả. Nắng gắt làm cháy lá. Dùng thuốc quá liều rụng lá…Việc kết hợp thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tốt nhất là kiểm tra hoạt chất mình sử dụng bằng từ điển cách khoa toàn thư mở online. Vòng đời của những loại sâu hại chích hút hoa và lá non rất ngắn. Chỉ khoảng 21 ngày. Do đó khi sử dụng nên dùng loại hiệu quả lâu dài. Dùng loại làm ung cả trứng, ức chế trứng không nở được càng tốt. Nó rất mau kháng thuốc, do đó nếu sử dụng thuốc BVTV hóa học thì phải dùng luân phiên. Để hiệu quả lâu dài nên ưu tiên dùng biện pháp sinh học. Nếu không có thì ưu tiên 2 là dùng loại hữu cơ, thân thiện với môi trường. Ta diệt nó một cách khoa học như thế sẽ không ảnh hưởng tới môi trường và ngay chính bản thân ta.

Nhà tôi thì vẫn trồng lạc dại, giữ cỏ, trồng vạn thọ thu hút thiên địch… thêm trong mô hình. Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi dịch bùng phát vào thời điểm nhạy cảm. Bà mẹ tự nhiên rất vĩ đại. Nếu ta lạm dụng thuốc, khi kháng thuốc nó đẻ còn nhiều hơn gấp bội. Tôi đã có chia sẻ trong bài viếtngười trồng tiêu nghĩ về hành tinh xanh.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment